HẠN HÁN VÀ XÂM NHẬP MẶN – EL NINO LÀ GÌ?

Lượt xem:

Đọc bài viết

Trong nhiều năm vừa qua, biến đổi khí hậu cùng với sự gia tăng các hình thái thời tiết khác thường đã gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của người dân. Trong những hình thái thời tiết khác thường ấy, Hạn hán và Xâm nhập mặn đã gây ra những tổn hại về mặt đời sống cũng như kinh tế của những người dân. Vậy thì Hạn hán và Xâm nhập mặn là gì, hãy cùng dự báo thời tiết chiều nay đến ngay với vấn đề này nhé.

Hạn hán là gì?

Hạn hán đơn giản có thể hiểu là sự thiếu nước tại một khu vực trải qua trong một thời gian nhất định.

Nguyên nhân xảy ra hạn hán do El Nino là gì?

Khách quan

Sự biến đổi của khí hậu và hiện tượng El Nino khiến lượng mưa thường xuyên bị ít và thiếu, vậy thì El Nino là gì? El Nino là sự kết hợp của những Dao động phương Nam (El Niño–Southern Oscillation – ENSO) làm thay đổi liên tục nhiệt độ mặt biển của phần trung tâm và phần phía Đông của Thái Bình Dương trở nên nóng ấm khác thường, khiến khí hậu của toàn thế giới có nhiều biến đổi mới, hình thành lên nhiều khu vực hạn hán và nhiều khu vực mưa bất thường, những biểu hiện ấy có thể thấy rõ như:

  • Lượng mưa trong một khoảng thời gian dài thấp hơn mức trung bình nhiều năm trong cùng khoảng thời gian đó, điều này thường xảy ra ở các khu vực khô hạn và bán khô hạn. Tuy nhiên, nó đã xảy ra ở nhiều khu vực, thậm chí là những khu vực có mưa nhiều.
  • Lượng mưa chỉ đáp ứng tối thiểu nhu cầu sản xuất và môi trường xung quanh trong một khoảng thời gian nhất định, thể hiện rõ rệt ở các vùng khí hậu gió mùa.

Chủ quan

  • Nguồn nước bị cạn kiệt do hành vi phá rừng bừa bãi của con người gây ra
  • Trồng những loại cây cần nhiều nước ở những khu vực có ít nước, khiến cho lượng nước bị sử dụng quá nhiều, dẫn điện cạn kiệt nguồn nước. (Trồng lúa ở vùng có ít nước)
  • Công tác bố trí, quy hoạch các công trình sử dụng nước không phát huy tác dụng. (xây dựng công trình nhỏ ở vùng nhiều nước, xây dựng công trình lớn ở vùng thiếu nước)
  • Chăn thả gia súc quá mức gây ra xói mòn đất và thảm thực vật

Xâm nhập mặn là gì?

Xâm nhập mặn là sự tích tụ quá nhiều muối hòa tan trong đất, hay có thể hiểu rõ là sự chuyển đổi của nước ngọt thành nước mặn trong các tầng chứa nước ở ven biển.

Xâm nhập mặn chính là một phần trong sự biến đổi khí hậu, là biểu hiện rõ ràng nhất của hiện tượng El Nino.

Nguyên nhân xâm nhập mặn

Biến đổi khí hậu nói chung và El Nino nói riêng vẫn là nguyên nhân chính của xâm nhập mặn. Ngoài ra, xâm nhập mặn trở nên nặng nề hơn bởi các hoạt động kinh tế của con người. Biểu hiện rõ nét nhất là sự suy giảm trong dòng chảy của hầu hết các sông, suối. Ngoài ra, tình trạng lũ lụt, lũ quét, sạt lở quanh các bờ sông ngày càng gia tăng, đặc biệt nhất là tình trạng xâm nhập mặn xảy ra ngày càng nặng nề.

Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đối với nước ta

Hạn mặn đã khiến nước ta nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng gánh chịu tác động tiêu cực. Nhiều diện tích lúa, cây ăn trái, canh tác thủy sản, rau màu bị thiệt hại nặng nề.

Là huyện xa nhất của tỉnh Bến Tre nhưng Chợ Lách đã có nhiều tuyến sông và độ mặn đạt ở mức rất cao, từ 4-6 phần nghìn; Còn tại khu vực cù lao Tiên Lợi, xã Tiên Long thuộc huyện Châu Thành thì độ mặn đã ở mức 7-10 phần nghìn. Ngoài ra, độ mặn tại nhiều nơi ở tỉnh Hậu Giang từ cuối tháng 12-2019 đã lên đến hơn 18 phần nghìn. Tại tỉnh Bến Tre, hai huyện Ba Tri và Giồng Trôm có khả năng mất trắng khoảng 5.200 ha lúa do không có nước tưới, khoảng 20 nghìn ha cây ăn trái, hơn 72 nghìn ha dừa, gần 1.500 ha rau màu, hơn 100 nghìn cây giống, hoa cảnh cũng có nguy cơ chịu ảnh hưởng do xâm nhập mặn.

Bên cạnh đó, hạn hán và xâm nhập mặn trong năm 2020 đã khiến nhiều hộ gia đình thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Theo thống kê, khoảng 96.000 hộ dân trong toàn vùng ĐBSCL đã phải chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt. Trong đó tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất, toàn tỉnh đều bị xâm nhập mặn từ thành thị cho đến nông thôn, thậm chí nguồn nước sạch trên địa bản tỉnh cũng có dấu hiệu nhiễm mặn hơn 2 phần nghìn. Nước ngọt bị nhiễm mặn lên đến 4-5 phần nghìn thì đồng nghĩa với việc không thể sử dụng cho tắm giặt và sinh hoạt, người dân phải bỏ tiền với mức giá có nơi lên đến 300.000 đồng/m3 để mua nước ngọt vận chuyển từ nơi khác về.

Qua bài viết này chúng ta có thể hiểu được một cách chính xác hạn hán – xâm nhập mặn cùng với El Nino là gì, qua đó có thể thấu hiểu được những nỗi vất vả khó khăn của người dân Việt Nam nói chung và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng nhiều hơn.